Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Tạo ảnh cười (Phần 2) - Chọn khung tranh


(Tiếp theo phần 1)
3. Chọn khung tranh cho truyện

Kích cỡ hình ảnh bạn chọn nên tùy thuộc vào kích cỡ trang web mà bạn sẽ upload lên. Nếu quá cỡ, rất khó cho sự hiển thị ảnh của bạn. Ví dụ như ở trang Pic vui cười của chúng tôi thì kích thước chuẩn sẽ là: rộng = 500 px, chiều dài maximum cho page là: 1000 px.Nhưng ở các trang khác độ rộng hình ảnh sẽ có thể lên tới: 800 px, với chiều dài tối đa không giới hạn (Các bạn nên chú ý các thông số này vì có thể nó làm ảnh tăng kích thước rất lớn gây khó tải hình ảnh khi người khác truy cập).

Khung tranh thường sẽ gói gọn từ 3 đến 5 khung (trừ những câu chuyện quá dài). Thường kịch bản bạn ghi bao nhiêu thì đó là bấy nhiêu khung tranh. 

Ví dụ: Khung tranh 3.
ảnh vui cười – khung tranh 3



4. Bắt tay vào vẽ: 

Đây là công đoạn khó khăn nhất cũng như hứng thú nhất để các bạn thể hiện mình.
Đầu tiên các bạn vẽ nền trước. Tiếp theo mới tiến hành vẽ nhân vật lên trên. Thời xưa, họa sĩ muốn vẽ phải dùng 2 lớp giấy bóng để vẽ nền và nhân vật, còn bây giờ chỉ cần một bộ photoshop là đủ.
Nền có khá nhiều cách để vẽ, suy nghĩ đến những gì tượng trưng như: gà, xe, đường… Trong nhà sẽ có đồ nội thất…Giờ đây khi công nghệ phát triển bạn chỉ cần tìm kiếm trên internet là được vô số những hình nền đẹp, bắt mắt. Sau đó thì bạn phải chọn biểu cảm cho nhân vật của mình. Cũng có 2 cách thực hiện bước này:
a) Lấy nguồn có sẵn từ internet như: RageCommic, Doremon Raw,… Bạn cũng có thể Google để tìm những hình ảnh biểu thị khác.
Ví dụ:
Ảnh vui cười - Biểu cảm nhân vật
b) Tự sáng tạo nhân vật và biểu cảm riêng cho mình. Dùng paint tự sáng tạo cho mình những truyện riêng (Đòi hỏi một kỹ năng và con mắt nghệ thuật của bạn).


Ví dụ: 
Ảnh vui– Tạo biểu cảm nhân vật
Hiện tại trên interrnet đa số đều dùng Ragecomic và Doremon vì tính dễ dùng, đa dạng biểu cảm và ít tốn thời gian. Nhưng một cái gì đó riêng biệt đôi khi sẽ có giá trị nhiều hơn.

5.    Tô màu.

Vẽ xong thì các bạn còn chờ gì nữa mà không tô màu. Chọn màu sẽ dùng, nếu không biết cách bạn có thể tìm bánh xe màu để chọn các màu cơ bản như: Đối xứng, tương đồng, tương phản...

6.    Đóng dấu tác giả.

Bản quyền trên mạng là một thứ không thể thiếu, bạn có thể tưởng tượng: công sức vẽ cả ngày của mình bị copy một cách cẩu thả để câu like hoặc bị những tên Coppier nói rằng do chúng sáng tác. Câu trả lời là không! Vậy hãy dùng một phần mềm đóng ảnh chìm (Water Mark) ở mỗi bức ảnh, vì đây là ảnh gốc của bạn nên cũng nhớ chuẩn bị một file ảnh gốc (Original), lưu trên USB hoặc máy tính để làm bằng chứng show cho bạn bè. (Tôi thường hay dùng paint để làm Water Mark).

7.    Xuất bản.

Chọn một trang uy tín về quyền tác giả, được nhiều người biết đến và đăng ảnh của mình lền. Tiêu chí của tôi khi chọn một trang đăng lên không phải là nhiều người đang dùng mà là họ có thời gian chém gió với mình không. Facebook là trang tôi thường dùng nhất.
Nếu có thời gian hãy tạo một blog của mình đưa những hình ảnh yêu thích của mình lên, như một góc nhỏ trong nhà vậy. Sau một thời gian bạn xem lại sẽ có cảm giác rất tuyệt cho mà xem.

8.    Lao động hăng say, dư giả về thời gian.

Khi bạn đã có thời gian làm rồi thì y như rằng theo thói quen, bạn nên dành khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày để tạo một ảnh mới, điều này làm cho bạn không lụt nghề.
Như bạn thấy nó là một list khá dài nhưng thực chất khi bạn làm từ bước: 1 -> 7 rất nhanh, chỉ trong khoảng từ 20 – 30 phút thậm chí bạn không còn biết mình đã làm các bước đó như thế nào. Còn bước thứ 8 còn tùy vào nhiều thứ nếu bạn muốn làm hoặc không. Nào, còn chờ gì nữa? Bắt tay vào ngay thôi.

Nguồn: Pic vui cuoi